NGŨ GIỚI TRONG ĐẠO PHẬT

Thứ hai - 08/04/2024 02:49
NGŨ GIỚI TRONG ĐẠO PHẬT
 
1. Không sát sanh mà lại phóng sanh thì được phúc báo sống lâu mạnh khoẻ
2. Không trộm cắp mà lại biết bố thí, cúng dường, làm việc thiện, thì phúc báo là của cải sung túc, không hư hao
3. Không tà dâm mà sống chung thuỷ thì sẽ được phúc báo gia đình an vui, người đời tôn trọng
4. Không nói dối mà thường nói lời chân thật, ngay thẳng thì được phúc báo miệng thường thơm tho, nói năng lưu loát, người đời tín nhiệm, danh dự thêm lên, lòng thường hoan hỷ
5. Không uống rượu…mà sống lành mạnh thì được phúc báo trí tuệ sáng suốt, thân thể khoẻ mạnh

NGŨ GIỚI TRONG ĐẠO PHẬT
 
Sau khi quy y Tam Bảo, người Phật tử cần phải gìn giữ năm giới. Năm giới này, Phật vì thương xót chúng sanh mà chế ra, cốt khiến đời sống họ được an lành hạnh phúc. Năm điều này dựa trên tâm từ bi, bình đẳng trên phương diện diệt trừ tội lỗi cá nhân và đem lại trật tự, an vui cho xã hội mà thành lập.

Đạo Phật khác với các Tôn giáo khác chính là ở điểm Đức Phật không phải là một quan tòa tối cao giữ quyền thưởng phạt. Một ý nghĩ, một lời nói, một hành động tốt hay xấu chính đã mang theo nó một hạt mầm thưởng phạt rồi. Đức Phật chỉ là một vị dẫn đường rất từ bi và rất sáng suốt. Ngài chỉ cho chúng ta con đường nào là con đường sáng và con đường nào là con đường tối không nên đi. Nhưng nếu chúng ta không theo con đường sáng mà lại muốn đi vào con đường tối thì tất nhiên chúng ta sẽ gặp tai họa tự nhiên, chứ Phật không tạo ra tai họa để trừng phạt chúng ta. Tòa án chính là luật nhân quả. Ta làm ác thì ta chịu quả xấu, ta làm thiện thì ta được quả tốt. Năm giới chính là năm thành trì ngăn chặn cho ta đừng đi lạc vào đường ác, là năm hàng rào ngăn chặn cho ta khỏi rơi xuống vực sâu, trong khi ta đang đi trên con đường giải thoát.

Người đã phát tâm quy y Tam Bảo là đã bước chân lên nấc thang giải thoát, nhưng nếu không giữ năm giới thì chỉ mới bước một nấc đầu rồi dừng lại, không thể tiến đến giải thoát thật sự được. Năm Giới này không những đưa người tiến trên đường giải thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đìnhquốc giaxã hộiGiữ được năm giới sẽ tạo được hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể, ngăn ngừa chúng ta làm điều sai trái với lương tâm và pháp luật. Vì thế, Đức Phật Thích Ca đã có lời di huấn khẩn thiết sau đây trước khi Ngài nhập Niết bàn:

"Sau khi ta diệt độ, các người tu hành phải tôn kính giới luật làm thầy"

Giới luật Phật chế ra rất nhiều, vì cần phải áp dụng cho nhiều đối tượng người tu hành: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, Sa di ni. Riêng đối với hàng Phật tử tại gia, thì chỉ có năm giới mà thôi. Nhưng nếu giữ được năm giới ấy thì lợi ích cho mình, cho người không kể siết.

Năm Giới:
 
1. Không sát sanh: Điều ngăn cấm thứ nhất mà Phật khuyên chúng ta, là không được giết sanh mạng, từ loài người cho đến loài vật. Sanh mạng là một giá trị quý báu, nhất là sanh mạng người; giết hại sanh mạng kia để tô bồi cho sanh mạng này là một điều ác, không hợp đạo lý.

Phật giáo cấm sát sanh bởi nhiều lý do:

a) Tôn trọng sự công bằngChúng ta coi sanh mạng mình là quý, là một của báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại là mình chống trả triệt để để bảo vệ sanh mạng. Mình đã biết quý trọng sanh mạng mình, tại sao lại muốn chà đạp sanh mạng người? Suy rộng ra, các loài vật cũng biết quý trọng mạng của chúng. Như một con bò hay một con heo sắp bị đập đầu, thọc huyết, ta thấy sự phản kháng mãnh liệt, sự đau thương cùng cực của chúng, bằng những tiếng kêu gào, những cái giãy giụa mong thoát chết! Theo lẽ công bằng, đìều ta không muốn ai làm cho ta, thì ta cũng đừng làm cho người khác, hay loài khác. Phật dạy: "Ai ai cũng sợ gươm dao, ai ai cũng sợ sự chết. Vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết! Chớ bảo giết!".
b) Tôn trọng Phật tánh bình đẳngChúng ta mỗi loài tuy thân hình khác nhau mà vẫn đồng một Phật tánhPhật tánh đã bình đẳng thì không thể viện lý do gì để nói rằng Phật tánh ở người giá trị hơn ở vật, ở giai cấp này, màu da này giá trị hơn giai cấp kia, màu da kia. Sát hại một sanh vật là sát hại Phật tánh
c) Nuôi dưỡng lòng từ bi: Lòng từ bi của Đức Phật xem mọi loài như con, nên Ngài không đồng ý cho đệ tử Ngài sát hại sanh vật, bất cứ trong trường hợp nào. Bởi vì đang tâm giết hại sanh mạng là lòng độc ác đã cực thịnhtâm từ bi bị bóp chết. Nhẫn tâm vô cớ giết một con vật, tính bạo ác không kém giết một con ngườiNhẫn tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải giãy giụarên siết, quằn quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi thở cuối cùng, là tự giết lòng từ bi của mình, là bóp chết cái mầm thương yêu rất quý báu trong tâm hồn chúng ta. Như thế, khó mà tu hành để thành chánh quả được.
d) Tránh nhân quả báo ứng oán thù: Khi ta giết một người hay một con vật thì sự oán hận của họ tràn trề khó dập tắt được. Họ vì cô thế, vì yếu sức nên bị ta giết hại. Trong khi ấy, họ ôm lòng căm hận, chờ gặp dịp báo thù, hay con cái thân nhân họ sẽ báo thù lại. Cứ thế mỗi ngày ta đều gieo căm hờn cho người và vật, tích lũy lâu ngày, khối oan gia ấy to hơn sức ta, chừng ấy ta bị nó sát hại lại. Càng tạo nghiệp sát, càng lao mình vào đau khổ. Phật dạy: "Người thường sanh tâm sát hại, càng tăng trưởng nghiệp khổ, mãi xoay vần trong sanh tử, không có ngày ra khỏi" (Kinh Lăng Già). 

Lợi ích của sự không sát hại: Vì những lý do trên, Đức Phật cấm Phật tử giết hại. Không giết hại, sẽ có những điểm lợi sau đây: 

a) Về phương diện cá nhân: Một người không tàn nhẫn sát nhân, hại vật, không độc ác làm đổ máu, không lóc da, xẻ thịt, chặt đầu, thắt cổ thì trong lòng không bức rứt, hối hậnthân tâm được nhẹ nhàng, thơ thới, giấc ngủ được an lành, nét mặt được hiền hòatrong sáng
b) Về phương diện xã hội: Nếu tất cả nhân loại trên thế giới này đều giữ đúng giới thứ nhất của Phật dạy đây thì chiến tranh sẽ không có, mà các nghiệp sanh tử luân hồi cũng đươc giải thoát. Cho nên Tổ xưa có dạy: 
''Hết thảy chúng sanh không nghiệp giết, 
Mười phương nào có nổi đao binh. 
Mỗi nhà, mỗi chốn đều tu Thiện
Lo gì thiên hạ chẳng thái bình. ''


Hạn chế: Vẫn biết giết hại là tạo nhân khổ, nhưng người tại gia còn ăn mặn, còn làm công việc kia nọ, thì khó tránh khỏi phạm giới sát. Ở đây không bắt buộc chúng ta phải giữ triệt để như thế, chỉ cần giữ phần quan trọng là không giết người, và những con vật lớn như: Trâu, bò, ngựa, chó, heo, gà v.v... Còn những con nhỏ nếu tránh được bao nhiêu quý bấy nhiêu, chúng ta nên đi từ từ thì chắc ăn hơn. Nhất là không nên giết hại sinh vật một cách vô lý, giết để thỏa lòng thích giết.
 
2. Không trộm cắp: Của cải tài sản của chúng ta, không muốn ai xâm phạm đến, của cải tài sản của người, chúng ta cũng không được giựt lấy hay lén lấy. Bởi cướp giựt hay lén lấy của người là hành động trái nhân đạo, phạm luật pháp chính quyền, phải bị trừng phạt. Trộm cướp là do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi mình, quên nỗi đau khổ của người, mất cả công bằng và nhân đạo, người Phật tử nhất định không được làm.
 
3. Không tà dâm: Tà dâm tức là muốn nói về sự dâm dục phi lễphi pháp. Luật dạy người xuất gia ly tục phải dứt hẳn dâm dục, còn người tại gia thì không được tà dục. Khi vợ chồng có cưới hỏi đủ lễ, đúng pháp luật nước sở tại gọi là chánh; ngoài ralén lút lang chạ làm việc phi pháp với người khác phái gọi là tà dâm

Phật cấm tà dâm vì những lý do sau đây: 

a) Tôn trọng sự công bằng: Mỗi người ai cũng muốn gia đình mình êm ấm, yên vui, vợ con mình đoan chánh, thì sao lại đi phá hại gia cang, làm nhục nhã tông môn người, đưa vợ con người vào con đường dâm loạn
b) Bảo vệ hạnh phúc gia đình: Không gì đau khổđen tối hơn, khi một gia đình mà chồng hoặc vợ có dạ riêng tư. Hạnh phúc đâu còn, khi chồng vợ không tin nhau! Một khi gia đình lâm vào cảnh ấy, thì con cái sẽ xấu hổ, bê tha, côi cútbà con không đoái hoài đến, sự nghiệp tan tành, làng xóm chê bai, danh giá hoen ố. Điều kiện thiết yếu để giữ gìn hạnh phúc gia đình chính là lòng chung thuỷ của hai vợ chồng. Người ta bảo: "Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn".
Cho nên cấm tà dâm là một điều kiện cần thiết để xây dựng hạnh phúc cho gia đình mình và gia đình người. 

Lợi ích của sự không tà dâm.Vì thế nên sự giữ giới cấm tà dâm sẽ có những lợi ích sau đây: 

a) Về phương diện cá nhân:
Kinh Thập Thiện nói: "Người thế gian không tà hạnh thì được hưởng bốn điều lợi sau: 
- Sáu căn (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý) đều được vẹn toàn. 
Trọn đời được người kính trọng
- Đoạn trừ được hết cả phiền luỵ khuấy nhiễu. 
- Cuộc tình duyên trọn đời không ai dám xâm phạm." 

b) Về phương diện đoàn thể:
Trong một xã hội mà ai cũng không tà hạnh, thì gia đình được yên vui hạnh phúc, những sự thương luân, bại lý sẽ tiêu tan, những cảnh thù hiềm, chém giết sẽ không xảy ra nữa; con cái được mạnh khoẻ, nâng niu, xã hội sẽ cường thịnh. Nói tóm lạicõi Ta bà ô trọc, đau khổ này sẽ biến thành thế giới thanh tịnh, an vui.
 
4. Không nói dối: Nói sai sự thật có bốn cách: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác

a) Nói dối hay nói láo: là không nói thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có, việc phải nói trái, việc trái nói phải; điều nghe nói không nghe, điều không nghe nói nghe; hoặc giả trước mặt khen dồi, sau lưng chê mạc; hay là khi ưa thì nói dịu ngọt thơm tho, khi ghét lại đắng cay chua chát. Tóm lạiý nghĩ lời nói việc làm trước sau mâu thuẫn, trên dưới khác nhau, trong ngoài bất nhất, đều thuộc về nói dối cả. 
b) Nói thêu dệt: là việc ít xít cho nhiều, làm cho người nghe nổi sân hận; là trau tria lời nói, chuốt ngót giọng hay, lên hơi xuống giọng cho êm tai mát dạ để cám dỗ người nghe, làm cho người say mê đắm nhiễm, đưa dẫn họ vào con đường phạm pháp, sai trái
c) Nói lưỡi hai chiều hay nôm na hơn là nói "đòn xóc nhọn hai đầu": nghĩa là đến chỗ này thì nói hùa với bên này để nói xấu bên kia, đến bên kia thì nói hùa bên ấy để nói xấu bên này, làm cho bạn bè đang thân nhau trở lại chống nhau, kẻ ân, người nghĩa chống đối, oán thù nhau. 
d) Nói lời hung ác: là nói những tiếng thô tục cộc cằn chửi rủa, làm cho người nghe phải đau khổbuồn rầusợ hãi

5. Không uống rượu: Tất cả những thứ có chất men làm say người hay chất độc hại người đều không được uống. Chính mình không uống đã đành, mà cũng không được ép nài người khác uống. Ép nài, khuyến khích người khác uống, tội lại nặng hơn cả chính mình uống nữa. Lúc lâm bệnh nặng, uống các thứ thuốc không lành, lương y bảo phải dùng rượu hòa vào thuốc, thì tạm được dùng. Nhưng trước khi dùng phải bạch cho chúng Tăng biết. Khi hết bệnh, không được tiếp tục uống thuốc có hòa rượu ấy nữa.

Đạo Phật chủ trương giác ngộ, muốn được giác ngộ trước phải điềm đạm tỉnh sáng, uống rượu vào gan ruột nóng bức, tâm trí quay cuồng, mất hết bình tĩnh không còn sáng suốt, trái hẳn mục đích giác ngộ. Chính vì nóng bức cuồng loạn, có những người khi say sưa tội lỗi gì họ cũng dám làm, xấu xa gì họ cũng không sợ, mất hết lương tri. Vì thế, người biết đạo đức phải tránh xa không uống rượu. Uống rượu chẳng những làm mất trí khôn, lại gây nên bệnh hoạn cho thân thể, còn di hại cho con cái sau này đần độn. Quả là một họa hại cho cá nhân và xã hội. Người Phật tử vì sự nghiệp giác ngộ, vì lợi ích cho mình cho người quyết hẳn không uống rượu
 

Kết Luận
 
Phật tử không giữ giới không phải là Phật tửChúng ta đã thấy những tác hại, công dụng thiết thực và lợi ích của năm giới về phương diện cá nhân và đoàn thể. Nếu Tam Quy là nền tảng, thì Ngũ Giới là năm nấc thang của người Phật tử tại gia để bước dần lên Thánh quả. Trong bước đầu, người Phật tử nếu có thể phát nguyện giữ cả năm giới thì càng tốt; nếu vì nhiều sự ràng buộc chưa thể giữ được cả năm giới thì có giữ vài giới mà mình thấy có thể thực hành được, như: Không uống rượu, không nói dối. Rồi với sự tinh tấn và Bồ đề tâm dũng mãnh, ta tiếp tục phát nguyện giữ thêm những giới khác như không trộm cắp, không tà dâm... Nhưng đã phát nguyện giữ giới nào thì giữ cho trung kiên, đừng có một bước tiến tới, hai bước thoái luidùng dằng như thế mãi thì không bao giờ đi đến đâu cả.
 
Người không theo Đạo Phật cũng nên giữ giớiNăm giới nói trên không có gì là cao siêu, huyền bí. Đó là một bài học công dân thông thường mà bất cứ một xã hội nào, một quốc gia nào muốn phồn thịnh, hùng cường cũng không thể bỏ sót được. Cho nên năm điều luật ấy không phải chỉ để áp dụng riêng cho giới Phật tử, mà còn chung cho tất cả những ai muốn sống một cuộc sống lành mạnh, an vui, có lễ nghĩa và tiến bộ.
 
9b306e174f71a350a02c9f57bbe1890b

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây