GIA ĐÌNH PHẬT TỬ LÀ GÌ?

Chủ nhật - 27/11/2022 03:39
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ LÀ GÌ?
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ LÀ GÌ?

Gia đình Phật tử chính là một tổ chức về giáo dục thanh thiếu niên Việt Nam. Tổ chức này được thành lập vào năm 1940. Nhưng mãi đến năm 1951 tổ chức này mới chính thức được lấy tên là Gia đình Phật tử.
Tổ chức được sáng lập bởi Bác Sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám. Với phương châm thanh niên hoạt động và làm việc theo tỉnh thần của Phật giáo. Đến nay, tổ chức này đã có được hơn 150 ngàn Huynh trưởng cùng với các đoàn sinh tham gia.
Tổ chức GĐPT hoạt động với mục đích hướng tới đối tượng thanh thiếu niên là chủ yếu. Trong đó, tổ chức xây dựng cách thức hoạt động theo 2 mục đích sau:
  • Đào tạo và luyện tập các thanh, thiếu niên và đồng viên. Cùng hướng các đội ngũ này tin Phật và trở thành Phật tử chân chính.
  • Góp phần nâng cao trình độ và khả năng phụng sự đạo pháp. Cùng với đó là mục đích xây dựng xã hội ngày càng giàu mạnh hơn.
 


 
NỘI QUY CỦA GĐPT
 
GĐPT là tổ chức đã được trưởng thành trong thời gian gian khổ của dân tộc. Cho đến nay, tổ chức này đang hoạt động dựa trên nguyên lý:

Sự nhất quán trong từng tổ chức.
 
  • Mang đến một đường lối chính đáng cho tổ chức đoàn viên thanh thiếu niên.
  • Tạo ra một tổ chức có các thành viên cương lĩnh.
  • Có một cơ quan và hệ thống lãnh đạo vô cùng sáng suốt để mọi người noi theo.
Những nguyên lý này đã tạo nên nội quy - quy định hoạt động của tổ chức GĐPT. Từ đó, tổ chức đã xây dựng ra một bộ máy hoạt động nhất quán. Từ các tổ chức trung ương cho tới những đơn vị gia đình thanh thiếu niên.

Nguyên tắc dân chủ và tiến bộ

Bản nội quy quy định của tổ chức Gia đình Phật tử được đánh giá là nguyên tắc, tiến bộ. Các nguyên tắc được đưa ra vô cùng bình đẳng và công bằng. Những nguyên tắc này giúp cho các đoàn thể đoàn viên thắt chặt tỉnh thần đoàn kết.
Ngoài ra, các hoạt động của tổ chức GĐPT luôn được xúc tiến một cách mạnh mẽ. Điều này có được là nhờ vào ban quản lý vô cùng hùng hậu và gương mẫu. Cùng với đó là những chương trình học tập, đào tạo và tu luyện thích hợp.
Hiện nay, tất cả các thành viên của tổ chức Gia đình Phật tử đều tham gia trên tỉnh thần phát nguyện. Họ đều tích cực thực hiện theo đúng nội quy mà tổ chức đưa ra.Tất cả nhằm mục đích mang tới một tổ chức bền vững và ý nghĩa.

Gia đình Phật tử có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội

Trong xã hội, tổ chức GĐPT còn là một lực lượng vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Trong đó, tổ chức đã góp phần vào các vấn đề như:
  • Hỗ trợ xã hội trong các vấn đề học đường và gia đình. Đồng thời, tổ chức luôn tuyên truyền tốt vấn đề tránh xa các tệ nạn xã hội.
  • Tổ chức giúp bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Tổ chức đã gìn giữ và phát huy được ý nghĩa của truyền thống gia đình. Điều này giúp cho xã hội ngày càng tân tiến và hiện đại hơn nhiều.
Ý nghĩa của GĐPT đối với các thành viên trong tổ chức

GĐPT chính là một tổ chức hoạt động, mạnh mẽ trong lòng Giáo hội hợp pháp. Sự thành lập của tổ chức này đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người tham gia. Các ý nghĩa phải lớn lao nhất phải kể đến như:
  • Tổ chức GÐPT giúp gìn giữ được nét đặc trưng vốn có trong truyền thống của gia đình. Điều này được thể hiện ngay từ tên gọi của tổ chức. Cùng với đó là những quy định có trong xưng hô của các thành viên tham gia. Điều này đều thể hiện rõ ràng sự phân định về thứ bậc và nhiệm vụ của mình.
  • Gia đình Phật tử hoạt động dựa trên sự yêu thương chính là chất liệu đoàn kết. Từ đó, tổ chức xây dựng lên một tỉnh thần dân chủ và công khai. Đồng thời, các thành viên luôn chấp hành và trân trọng giữ gìn bản chất của tổ chức.
  • Hiện nay, tổ chức GĐPT đang được sinh hoạt tại các chùa chiền. Trong đó, các huynh trưởng của tổ chức này đều hoạt động với lý tưởng không tà đạo. Họ luôn làm tròn trách nhiệm và trình độ của mình. Đặc biệt, họ không lôi kéo các Phật tử khác tham gia vào tổ chức của mình. Mọi người đến với Gia đình Phật tử đều dựa trên tinh thần tự nguyện và có tìm hiểu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây